Thực thi cấm Wikipedia:Quy_định_cấm_thành_viên

Các hướng dẫn về kỹ thuật về làm thế nào để cấm và bỏ cấm, và thông tin về giao diện cấm, có ở Trợ giúp:Cấm và bỏ cấm. Sau đây là lời khuyên đặc biệt liên quan đến việc cấm và bỏ cấm ở Wikipedia.

Cấm có thời hạn

Mục đích của việc cấm là để ngăn chặn, chứ không phải trừng phạt. Thời hạn cấm do đó nên liên quan đến khả năng người dùng đó lặp lại những hành vi không đúng đắn. Việc cấm dài hơn đối với việc gây tổn hại lặp lại và ở mức độ cao hơn là để giảm gánh nặng quản lý; nó được cho là những thành viên như vậy có thể sẽ gây ra sự tổn tại hoặc nguy hại thường xuyên trong tương lai. Người quản lý nên xét tới:

  • sự nghiêm trọng của hành vi;
  • người dùng đó đã có hành vi đó trước đó hay chưa.

Việc cấm đối với địa chỉ IP dùng chung hoặc động thường ngắn hơn việc cấm đối với thành viên đã đăng ký hoặc địa chỉ IP tĩnh nếu trong cùng một tình huống, để hạn chế tác dụng phụ đối với những người dùng khác sử dụng chung địa chỉ IP đó.

Trong khi thời hạn cấm nên thay đổi tùy tình huống, có một số tiêu chuẩn chung:

  • diễn ra hành vi phá hoại thường dẫn tới cấm 24 giờ, dài hơn nếu tái phạm;
  • tài khoản được dùng chủ yếu để phá hoại bị khóa vĩnh viễn;
  • cấm để bảo vệ thường kéo dài miễn là việc bảo vệ đó còn cần thiết, thường là vĩnh viễn.

Cấm vô hạn

Cấm vô hạn là lần cấm không có thời hạn cố định. Cấm vô hạn thường áp dụng khi có sự phá hoại hoặc nguy cơ phá hoại rõ ràng, hoặc vi phạm ở mức độ cao các quy định. Trong những trường hợp đó việc cấm vô thời hạn có thể thích hợp để ngăn chặn các vấn đề nảy sinh cho đến khi vấn đề được giải quyết bằng thảo luận.

Nếu không phải là một quản lý bỏ cấm, thành viên bị cấm được xem là đã bị cộng đồng cấm chỉ. Tuy nhiên, trong những trường hợp ít nghiêm trọng hơn, kết quả thường mong muốn là buộc phải đọc các quy định của Wikipedia và – nếu bỏ cấm – tránh lặp lại vấn đề đó trong tương lai.

Thiết lập tùy chọn cấm

Có vài tùy chọn có sẵn để thay đổi tác dụng của việc cấm, và nên được dùng trong những tình huống cụ thể.

  • tự động cấm thường bị tắt khi cấm bot chưa chứng nhận hoặc hoạt động sai (để không cấm hoạt động của bot), mặc dù nó nên được mở khi cấm những con bot phá hoại.
  • không cho mở tài khoản thường bị tắt khi khóa tài khoản với tên sai (để cho phép người dùng tạo tài khoản có tên đúng), mặc dù nó nên được mở khi khóa các tên ác ý (ví dụ, rõ ràng tấn công các thành viên khác).
  • khóa chức năng gửi thư sẽ không cho phép người dùng sử dụng gửi thư điện tử trong khi còn bị cấm. Tùy chọn này không nên dùng mặc định khi cấm một tài khoản, nhưng có nên được dùng chỉ trong trường hợp lạm dụng tính năng "gửi thư cho người này". Khi mở, nên có các nỗ lực để đảm bảo rằng trang thảo luận của thành viên vẫn không bị khóa và rằng thành viên ý thức được cách để báo cáo (như danh sách email unblock-vi-l) mà thông qua đó họ có thể thảo luận về vấn đề cấm.

Một sự "cấm mềm" là một lần cấm với chức năng tự động cấm được tắt, việc tạo tài khoản không bị tắt, và chỉ khóa thành viên vô danh được kích hoạt. Hiệu quả là để khóa những thành viên vô danh nhưng cho phép các thành viên đăng ký tiếp tục sửa chữa. Cấm mềm thường được dùng khi cấm địa chỉ IP dùng chung.

Lý do và thông báo

Người quản lý phải cung cấp một lý do cấm rõ ràng và cụ thể để chỉ ra tại sao người dùng đó bị cấm. Những lý do cấm nên tránh sử dụng biệt ngữ càng nhiều càng tốt để thành viên bị cấm có thể hiểu chúng rõ hơn. Người quản lý cũng nên thông báo cho thành viên khi cấm họ bằng cách để lại lời nhắn tại trang thảo luận thành viên trừ khi họ có lý do hợp lý để không làm điều đó. Thường sẽ dễ giải thích lý do cấm ngay tại thời điểm bị cấm hơn là làm việc đó sau khi một thời gian đã qua đi.

Khi thực thi cấm, một số lý do cấm thường dùng có sẵn ở menu thả xuống; các lý do khác hoặc phụ trợ có thể bổ sung. Thành viên có thể được thông báo về việc cấm và lý do cấm sử dụng một số các tiêu bản thông điệp thuận tiện - xem Thể loại:Bản mẫu cấm thành viênWikipedia:Tiêu bản thông báo/Không gian tên thảo luận thành viên.

Bằng chứng bí mật

Nếu một thành viên cần phải bị khóa dựa trên thông tin không thể thông báo cho tất cả các quản lý, thông tin đó được gửi tới Hội đồng trọng tài hoặc một Checkuser để hành động. Những cơ quan đó được chứng nhận để xử lý các bằng chứng không thể đưa ra công cộng, và họ thực hiện dưới sự quản lý nghiêm ngặt. Cộng đồng đã từ chối ý tưởng cá nhân quản lý xử lý những bằng chứng không nên được công khai. Một ngoại lệ là dành cho quản lý người đã giữ quyền Checkuser hoặc Thanh tra; những quản lý như vậy có thể cấm thành viên dựa trên một thông tin tiết lộ không phổ biến thông qua công cụ checkuser, hoặc những sửa đổi của thành viên bị cấm thông qua thanh tra, tất cả những kiểu cấm như vậy cần phải được xem lại trực tiếp bởi Hội đồng trọng tài.